largeer

Share This Post

Diễn đàn thực phẩm

Suýt mất mạng vì ăn ba loại thịt này cùng lúc

Sau khi ăn tối với thịt trâu, thịt vịt, thịt chó và uống một cốc bia, nam bệnh nhân cảm thấy ngứa lòng bàn tay, khó thở, đau đầu, nôn liên tục.

Ngay sau đó, người nhà đã nhanh chóng đưa bệnh nhân đến phòng khám Đa khoa Hùng Vương - Sơn Dương (Tuyên Quang). Ngay khi kiểm tra, các bác sĩ nhận định nam bệnh nhân (25 tuổi) bị sốc phản vệ, nếu nhập viện chậm một chút có thể mất mạng.

Bệnh nhân nhanh hcongs được tiêm adrenaline (thuốc nằm trong phác đồ chống sốc của Bộ Y tế). Trải quau 4 lần tiêm adrenaline bệnh nhân vẫn trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt thấp kèm các biểu hiện khó thở, nổi ban...

Empty

Do tình trạng bệnh nhân không chuyển biến, các bác sĩ đã cho bệnh nhân truyền liên tục bằng bơm tiêm điện trong thời gian chuyển viện, báo động Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương.

Tại đây, các bác sĩ liên truyền tĩnh mạch, chỉ số huyết áp của bệnh nhân tạm ổn định và được di chuyển về Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương điều trị. Hiện tại, tình trạng sức khỏe nam thanh niên ổn định và tiếp tục theo dõi tại khoa Hồi sức.

Trước đó, bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quang, Hà Giang cũng đã cấp cứu một trường hợp có biểu hiện sốc phản vệ do truyền dịch.

Empty

Trước đó, do thấy mệt mỏi, bệnh nhân đã ra hiệu thuốc mua một chai dịch và nhờ người truyền hộ. Sau khi cắm kim truyền được khoảng 10 phút, bệnh nhân thấy trong người khó chịu, mệt mỏi, buồn nôn, rét run.

Gia đình vội vàng rút kim truyền và ngay lập tức đưa bệnh nhân đi cấp cứu. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng trong tình trạng rét run, hoa mắt, nhịp tim nhanh, hoảng loạn, rối loạn ý thức, theo Dân Trí.

Theo các bác sĩ, sốc phản vệ được coi là tối cấp cứu, cần phải xử lý cấp cứu càng sớm càng tốt. Tác động của phản vệ lên cơ thể rất nhanh, gây phù nề, xuất tiết niêm mạc và co thắt cơ trơn dẫn đến trụy tim mạch, suy hô hấp… và rất dễ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Dấu hiệu sốc phản vệ

Sốc phản vệ có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc sau khi dùng thuốc, truyền dịch, thử test, bị ong đốt hay ăn thức ăn lạ.

Vì thế, bạn cần nhận biết dấu hiệu sốc phản vệ sớm để cấp cứu nhanh, kịp thời tránh dẫn tới tử vong do suy hô hấp cấp và tụt huyết áp.

Những dấu hiệu sớm đáng chú ý của sốc phản vệ là bồn chồn, khó thở, hốt hoảng, phù nề thanh khí quản, suy tim cấp, nhịp tim nhanh, tay chân lạnh, truỵ mạch,...

Thời gian diễn biến của sốc phản vệ kéo dài từ vài giây đến 30 phút, tốc độ sốc càng nhanh thì tiên lượng càng xấu.

4 mức độ theo hướng dẫn của Bộ Y tế về sốc phản vệ:

Nhẹ (độ I): Chỉ có các triệu chứng da, tổ chức dưới da và niêm mạc như mày đay, ngứa, phù mạch.

Nặng (độ II): có từ 2 biểu hiện ở nhiều cơ quan: Mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh; Khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi; Đau bụng, nôn, ỉa chảy; Huyết áp chưa tụt hoặc tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp.

Nguy kịch (độ III): Biểu hiện ở nhiều cơ quan với mức độ nặng hơn như sau: Đường thở: tiếng rít thanh quản, phù thanh quản; Thở: thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp thở; Rối loạn ý thức: vật vã, hôn mê, co giật, rối loạn cơ tròn; Tuần hoàn: sốc, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp.

Ngừng tuần hoàn (độ IV): Biểu hiện ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công