largeer

Share This Post

SG247

Thiếu tiền có thể làm tăng khả năng tâm thần và tự tử

Bất ổn tâm lý, thất nghiệp, áp lực quản lý tài chính,... là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tự vẫn. Nhưng dữ liệu gần đây cho thấy, các quốc gia có thu nhập cao và trung bình đã ghi nhận tỉ lệ tự tử thấp hơn vào năm 2020 nhờ một nguyên nhân bất ngờ - tiền.

Các Chính phủ đã ồ ạt "bơm" tiền thông qua những gói kích thích kinh tế trong suốt thời kỳ dịch bệnh COVID-19 diễn ra. Đối với nhiều người nghèo, số tiền được hỗ trợ thậm chí vượt quá mức trợ cấp xã hội thông thường và tiền lương họ từng kiếm được.

Nghèo đói giảm ở Hoa Kỳ kéo theo tỉ lệ tự tử cũng giảm theo. Tại Canada, nơi các khoản trợ cấp kéo dài, tỉ lệ tự tử đã giảm 30%. Nhìn chung, tỉ lệ tự tử vào năm 2020 giảm hoặc giữ nguyên ở 21 quốc gia có thu nhập cao và trung bình.

Sự sụt giảm số người tự tử vào năm 2020 là bằng chứng mới nhất cho thấy nghèo đói dẫn đến hành động tự vẫn. Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, tỉ lệ tự tử cao nhất rơi vào nhóm người nghèo nhất. Con cái của những người được hưởng phúc lợi có nguy cơ tử vong do tự tử cao gấp đôi người bình thường. Số người vô gia cư tự sát thường xuyên cao gấp 10 lần những người có nhà ở.

Ảnh: Shutterstock.

Ảnh: Shutterstock.

Nhóm người nghèo dễ tự tử hơn vì cuộc sống thiếu thốn làm tăng đáng kể tỉ lệ mắc các bệnh tâm thần của một người.

Theo nhiều nghiên cứu, con người có khả năng mắc trầm cảm, rối loạn lưỡng cực và thậm chí là tâm thần phân liệt khi họ không có đủ tiền để đáp ứng nhu cầu vật chất của mình. Các nhà nghiên cứu từ lâu đã phát hiện ra rằng tỉ lệ tự tử và nhập viện do tâm thần tăng đáng kể lên khi tình trạng thất nghiệp leo thang.

Tỉ lệ tự tử ở nhóm người nghèo đã giảm đáng kể khi các Chỉnh phủ

Tỉ lệ tự tử ở nhóm người nghèo đã giảm đáng kể khi các Chỉnh phủ "bơm" tiền trong thời kỳ dịch COVID-19. Ảnh: Shutterstock

Một cách trùng hợp, tiền khắc phục được những vấn đề này. Ngày càng ít người nghèo chết do tự tử ở Indonesia từ khi Chính phủ bắt đầu cấp tiền cho họ. Tăng lương tối thiểu làm giảm tỉ lệ tự sát ở nhóm người nghèo tại Hoa Kỳ.Tuy nhiên cũng có nhiều quan điểm khác. Theo đó, khủng hoảng khiến mọi người xích lại gần nhau, các mối quan hệ được tạo ra và củng cố. Kết quả là số vụ tự tử ban đầu giảm xuống.

Những chuyên gia sức khỏe - tâm lý thường hướng tới những biện pháp can thiệp chống tự tử truyền thống như kê thuốc, dùng liệu pháp hay sàng lọc những người có nguy cơ. Có lẽ bởi liều thuốc có tên “tiền” không nằm trong phạm vi khả năng của họ.

Trước vấn nạn tự tử này, các quốc gia đã giải quyết bằng nhiều cách khác nhau. Tỉ lệ này giảm tại Sri Lanka vào cuối những năm 1990 sau khi Chính phủ cấm một nhóm thuốc trừ sâu gây chết người. Tuy nhiên sau một thời gian, họ lại tìm nhiều cách khác để tự sát. Hay các biện pháp kiểm soát súng ở Canada đã hạn chế số người tự vẫn bằng súng nhưng lại dẫn đến sự phổ biến của những vụ treo cổ.

Theo các chuyên gia, những biện pháp kiểu này chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Các nước cần nhìn nhận sâu thẳm vào nguyên nhân gốc rễ về sự tuyệt vọng trong tâm lý của mỗi người thì mới giải quyết được hiệu quả.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công