largeer

Share This Post

Diễn đàn Hàng hoá tiêu dùng

Vì sao dù chất lượng gạo trong nước tốt, người Việt vẫn sinh ngoại?

Lúa gạo Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường Quốc tế nhờ chất lượng tốt và giá thành cạnh tranh so với sản phẩm của các quốc gia khác, thậm chí, sản phẩm gạo đặc sản ST của kỹ sư Hồ Quang Cua đã lọt được vào top 3 gạo ngon nhất Thế giới vào năm 2019. Thế nhưng, một nghịch lý đang diễn ra khi nhiều người tiêu dùng lại lùng mua gạo ngoại về sử dụng.

Tại một loạt các cửa hàng gạo sỉ, lẻ trên đường Bà Hạt, Tô Hiến Thành, Phạm Thế Hiển hay bên trong chợ Bàn Cờ (TP.HCM), đập ngay vào mắt là các biển hiệu ghi tên của các loại gạo gắn với tên nước ngoài như gạo Thái, Campuchia, Nhật, Hàn, Đài Loan... với đủ mọi loại giá giao động 12.000 - 40.000 đồng/kg. Các loại gạo "thuần Việt" bị ép vào bên trong hoặc dạt ra 2 lề. Ngay cả chữ viết trên bảng tên gạo Việt cũng khá nhỏ và mờ, khiến người mua nếu không nhìn kỹ khó có thể nhận ra. Theo quan sát của chúng tôi tại một cửa hàng gạo trên đường Bà Hạt sáng 22.3, gần một nửa khách tới mua đều hỏi gạo Thái Lan và gạo Campuchia. Vì sao lại chọn ăn gạo Thái, gạo Campuchia thay vì gạo Việt? Trả lời câu hỏi của chúng tôi, hầu hết người mua cho rằng “gạo Thái, gạo Campuchia xốp dẻo, ngon hơn gạo Việt, lại ít sợ sâu bệnh, chất bảo quản”.

Trong vai một khách hàng cần được tư vấn chọn loại gạo nào, 100% chủ cửa hàng chúng tôi hỏi đều giới thiệu gạo Thái, gạo Campuchia “đảm bảo từ chất lượng tới an toàn vệ sinh thực phẩm”..., không ai nói gì về gạo Việt. Một chủ cửa hàng gạo trên đường Tô Hiến Thành cho biết: “Ở chỗ anh có bán đủ loại gạo Campuchia, Thái Lan, Nhật... Gạo ngoại đắt nhưng nhiều người mua lắm vì chất lượng gạo tốt, dẻo, ngon hơn hẳn gạo trong nước”. Khi chúng tôi gạn hỏi về xuất xứ của các loại gạo ngoại này, sau ít phút suy nghĩ, chủ cửa hàng “thú thật”: “Các loại gạo bán ở đây đều là gạo giống ngoại trồng ở VN. Còn gạo nhập khẩu đắt lắm, vì phải chịu nhiều loại thuế, phí vận chuyển... nên làm gì có giá rẻ như thế này”.

Ở một cửa hàng khác, ông chủ tỏ vẻ khó chịu khi chúng tôi nghi ngờ gạo Thái, Nhật... chỉ là giống ngoại nhưng trồng ở VN nên nói sẵng: “Ở đây không bán gạo nhập, muốn mua thì vô siêu thị mà mua”.

Trên thực tế, nhu cầu dùng các loại gạo nhập khẩu ngày càng tăng. Nếu như trước đây, chỉ một số nhà hàng nước ngoài nhập gạo về chế biến thì nay, có nhiều doanh nghiệp nhập gạo để phân phối ra thị trường. Đáng chú ý, người tiêu dùng trong nước ngày nay không xem trọng giá cả mà quan tâm gạo ngon hay không.

Mập mờ nguồn gốc gạo khiến người tiêu dùng hoang mang. Ảnh Thanh Niên

Mập mờ nguồn gốc gạo khiến người tiêu dùng hoang mang. Ảnh Thanh Niên

Nhiều người chọn mua gạo lúa mùa của Campuchia với giá khoảng 28.000-30.000 đồng/kg, mức này cao gấp khoảng hai lần so với một số loại gạo thông thường trong nước. Tại cửa hàng gạo Campuchia trên đường Ba Tháng Hai, Q.10, TPHCM, các loại gạo nhập đều có giá đắt. Gạo Phka Romdoul thông thường giá 35.000 đồng/kg, nhưng cũng loại gạo này, nếu có chứng nhận hữu cơ, giá lên đến 65.000-70.000 đồng/kg.

Một số người lại chuộng mua gạo nhập khẩu từ Nhật Bản vì cho rằng một số loại gạo sẽ cho cơm dẻo, thơm, để qua đêm không bị chảy nhớt, bốc mùi như một số loại gạo thông thường khác. Tại nhiều điểm bán gạo, thì nhập khẩu từ Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc ngang ngửa về số lượng các loại gạo trong nước nhưng giá bán cao hơn hẳn. Đơn cử như giá gạo Niigata Koshihikari nhập từ Nhật có giá 117.000-125.000 đồng/kg, gạo Nhật không vo Iwate Hitomebore có giá 105.000-115.000 đồng/kg. Các loại gạo Thái Lan như Thai Hom Mali hay Pathumthani Na Siam có giá 40.000-50.000 đồng/kg.

Theo cả người bán và người mua, thì gạo Việt ngon nhưng khó mua được hàng đúng chuẩn. Một số cửa hàng kinh doanh gạo thường trộn nhiều loại với nhau nên chất lượng gạo không ổn định, mùi thơm, độ dẻo thay đổi theo từng lô hàng

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công