largeer

Share This Post

SG247

Để người dân bớt thiếu thốn, khó khăn, TP HCM sẽ mở lại chợ truyền thống?

Lãnh đạo UBND TP HCM yêu cầu Sở Công Thương thống nhất cách thực hiện, sớm triển khai thí điểm tại các địa phương, đảm bảo nhu cầu lương thực thực phẩm cho người dân trong giai đoạn thực hiện Chỉ thị 16. Không để người dân thiếu thốn, khó khăn khi mua lương thực nhất là tại các khu phong tỏa.

Theo người lao động thông tin, sáng 14-7, tại buổi làm việc với UBND huyện Hóc Môn về công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn huyện này, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong thông tin TP đang xem xét mở lại chợ truyền thống. Chợ cung cấp chủ yếu 2 mặt hàng là thịt, cá và rau, củ quả

Theo đó, lãnh đạo UBND TP HCM yêu cầu Sở Công Thương thống nhất cách thực hiện, sớm triển khai thí điểm tại các địa phương, đảm bảo nhu cầu lương thực thực phẩm cho người dân trong giai đoạn thực hiện Chỉ thị 16. Không để người dân thiếu thốn, khó khăn khi mua lương thực nhất là tại các khu phong tỏa.

Untitled

Đại diện Sở Công Thương cho biết kế hoạch là mỗi chợ chỉ chọn vài tiểu thương có đủ năng lực cung cấp 2 mặt hàng thiết yếu là cá, thịt và rau, củ, quả. Tiểu thương sẽ chia hàng hóa nhỏ trong từng túi, đồng giá, người dân chỉ việc đến lấy túi hàng, để lại tiền, hạn chế tiếp xúc. Ngoài ra, người dân sẽ được phát phiếu đi chợ, đảm bảo yêu cầu giãn cách, không tập trung tại 1 quầy hàng.

Tại buổi làm việc với huyện Hóc Môn, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đánh giá cao việc chủ động trong khoanh vùng, test nhanh có mục tiêu, trọng tâm ở những khu vực có nguy cơ cao được lãnh đạo huyện này áp dụng. Để tiếp tục truy vết nhanh, tách F0 ra khỏi cộng đồng, ông Nguyễn Thành phong yêu cầu lãnh đạo huyện Hóc Môn tiếp tục khoanh vùng, test nhanh, không chạy theo chỉ tiêu, dù lấy ít mẫu nhưng có chất lượng, lưu ý quá trình thực hiện phải tuân thủ quy tắc 5K.

Lãnh đạo TP HCM khảo sát Khu khám sàng lọc bệnh nhân Covid-19 tại xã Xuân Thới Thượng

Lãnh đạo TP HCM khảo sát Khu khám sàng lọc bệnh nhân Covid-19 tại xã Xuân Thới Thượng

Ngoài ra, lãnh đạo TP yêu cầu huyện Hóc Môn phát huy vai trò của Tổ Covid cộng đồng để giám sát, kiểm tra trong khu phong tỏa, tránh trường hợp người dân trong khu phong tỏa giao lưu qua lại, lây nhiễm chéo.

Thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện, ông Dương Hồng Thắng, Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn, cho biết toàn huyện có 1.500 ca mắc Covid-19 với 261 khu phong tỏa, khoảng 320 nhân viên y tế rải đều 12 xã, thị trấn. Để rà soát các ca F0, từ ngày 5-7 đến 10-7, huyện triển khai test nhanh sàng lọc đối với nhóm nguy cơ cao gồm những hộ trong khu cách ly, phong tỏa và những người yếu thế, lao động tự do. Qua sàng lọc, phát hiện 500 ca mắc Covid- 19.

Từ 13-7, huyện thay đổi chiến lược, bắt đầu thí điểm 3 tổ cơ động test nhanh từng nhà tại Thị trấn Hóc Môn và từ ngày 15-7 sẽ triển khai 12 tổ cơ động trên 12 xã, thị trấn đến từng hẻm nhỏ để lấy mẫu, test nhanh. Với cách làm này, chủ tịch huyện Hóc Môn nhận định khá hiệu quả trong việc truy vết F0 với số ca bệnh tăng lên mỗi ngày.

Cũng trong sáng 14-7, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đã đến khảo sát Khu khám sàng lọc bệnh nhân Covid – 19 tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn. Tại đây, Chủ tịch UBND TP yêu cầu lãnh đạo xã nếu thiếu nhân sự, khó khăn về vật tư y tế kiến nghị ngay với lãnh đạo Sở Y tế để giải quyết kịp thời.

Quản lý thị trường xử lý nghiêm hiện tượng mua thu gom hàng hóa rồi bán lại

Cục Quản lý thị trường TP.HCM và các tỉnh phía Nam cho biết, lực lượng QLTT ngoài nhiệm vụ giám sát việc kinh doanh các mặt hàng thiết yếu về giá, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; hành vi đầu cơ, găm hàng, nâng giá để trục lợi… còn thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền, tổ chức ký cam kết không đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, không kinh doanh hàng giả, vi phạm pháp luật khác và cử công chức phối hợp với lực lượng chức năng khác chống dịch

Ngày 14/7, Cục Quản lý thị trường TP.HCM cũng đã có công văn gửi các Đội QLTT về việc tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại và vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch.

Cục Quản lý thị trường TP.HCM cho biết, trong những ngày qua tình hình thị trường có phát sinh tình trạng một số cá nhân mua lương thực, thực phẩm thiết yếu, thực phẩm tươi sống, rau, củ, quả tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi hoặc mua hàng nông sản của thương lái các tỉnh, mua lại tiểu thương của chợ đầu mối sau đó bán tại lề đường, đầu hẻm, tuyến phố gần chợ truyền thống, khu dân cư với giá cao làm ảnh hưởng đến tình hình thị trường, giá cả trên địa bàn Thành phố.

Hiện tượng này gây bức xúc trong nhân dân và vi phạm quy định pháp luật về áp dụng biện pháp chống dịch; đặc biệt các hành vi vi phạm không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch; không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh; không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng được quy định xử phạt tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thuộc thẩm quyền xử phạt của lực lượng Quản lý thị trường.

Để ngăn chặn tình hình nêu trên và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật, Cục trưởng Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP.HCM yêu cầu Đội trưởng các Đội Quản lý thị trường chủ động và phối hợp lực lượng chức năng làm việc ngay Ban Quản lý các Trung tâm thương mại, siêu thị, người quản lý cửa hàng tiện lợi, chợ truyền thống đang hoạt động, về tình hình nêu trên để phối hợp ngăn chặn và xử lý theo quy định.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công