largeer

Share This Post

Diễn đàn Nông sản

Nhịp đập nông sản 60s: Việt Nam sắp "soán ngôi" Thái Lan về xuất khẩu gạo, hồ tiêu “khó đơn khó kép”

5 tháng đầu năm của Việt Nam đạt gần 2,9 triệu tấn và 1,41 tỷ USD, tăng 5,1% về khối lượng và tăng 18,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Các chuyên gia dự đoán, Việt Nam sắp soán ngôi Thái Lan về xuất khẩu gạo. Tuần qua, thị trường hồ tiêu Việt Nam phủ một màu ảm đạm, chưa có dấu hiệu tăng, xuất khẩu gặp khó.

Chuỗi cung ứng hạt điều có thể bị “phân mảnh” vì Covid-19 quay lại

Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) cho biết, dù chịu tách động bởi đại dịch Covid-19 và diễn biến phức tạp tình hình kinh tế, chính trị, xã hội thế giới,… nhưng xuất khẩu nhân điều nửa năm đầu tiên 2020 của Việt Nam tăng trên 16% về lượng và tăng 1% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái khi giá xuất khẩu bình quân giảm khoảng 14%.

Empty

6 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu trên 232.000 tấn nhân điều các loại, tăng trên 16% so với cùng kỳ 2019, đạt kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 1,53 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ 2019, trong bối cảnh giá xuất khẩu điều đạt bình quân 6.606 USD/tấn điều nhân các loại, giảm gần 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Phạm Văn Công, Chủ tịch VINACAS đưa ra 2 kịch bản, dự báo về thị trường điều 6 tháng cuối năm 2020.

Kịch bản khả quan là khi đại dịch Covid-19 được ngăn chặn, thế giới phát minh ra vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị bệnh và chuỗi cung ứng toàn cầu bình thường trở lại.

Khi đó, nhu cầu thị trường Trung Quốc bình thường trở lại và thị trường nội địa Ấn Độ khởi sắc; Xu hướng tiêu dùng sản phẩm có nguồn gốc thực vật tiếp tục gia tăng trong và sau mùa dịch tại thị trường Mỹ và châu Âu, đặc biệt sau khi Việt Nam - EU chính thức thông qua 2 hiệp định EVFTA và EVIPA.

Cùng với đó, mùa vụ điều lớn trên thế giới đã kết thúc, lượng hàng dự trữ được điều tiết và bán ra thị trường ở mức ổn định và giá cả hợp lý, giao dịch ổn định khiến mặt bằng giá nguyên liệu mới được thiết lập.

Tuy nhiên, kịch bản xấu hơn là khi làn sóng Covid-19 lần thứ hai có thể xảy ra sẽ tác động tiêu cực khiến chuỗi cung ứng điều toàn cầu tiếp tục bị “phân mảnh”.

“Vàng đen” Việt Nam “khó đơn khó kép”

Hồ tiêu bị mắc kẹt tại nước ngoài, thị trường xuất khẩu khó khăn, giá cả ảm đạm là "bức tranh" không mấy khả quan của ngành hồ tiêu suốt nửa đầu năm 2020.

Empty

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), nửa đầu năm nay, xuất khẩu hồ tiêu đạt 168 nghìn tấn và 358 triệu USD, giảm 4,8% về khối lượng và giảm 20,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Việc xuất khẩu hồ tiêu sang các thị trường lớn của Việt Nam giảm đáng kể do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Các chuyên gia dự báo, năm 2020 mặt hàng “vàng đen” một thời của Việt Nam sẽ gặp khó khăn chồng chất, khó phục hồi như trước trong thời gian ngắn.

Theo Báo Hải Quan, 5 tháng đầu năm, xuất khẩu hồ tiêu sang Ấn Độ với 5,1% thị phần, đã giảm đến 39,6% về khối lượng và giảm 47,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Tương tự, khối lượng xuất khẩu hồ tiêu sang Pakistan giảm 10,3%; Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất giảm 11,2%; Hà Lan giảm 14%…

Ông Nguyễn Nam Hải, Tổng Giám đốc Công ty CP Giám định Cà phê và Hàng hóa XNK, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đánh giá, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến kinh tế toàn cầu, chuỗi cung ứng gián đoạn, nhu cầu nhiều ngành hàng giảm, trong đó có hồ tiêu.

Tại thị trường trong nước, giá hồ tiêu biến động giảm trong tháng 6/2020. Cụ thể, giá tiêu tại Bà Rịa Vũng Tàu giảm 5.500 đồng/kg xuống mức 49.000 đồng/kg. Giá tiêu tại Gia Lai giảm 4.500 đồng/kg xuống 47.500 đồng/kg. Giá tiêu tại Đắk Lắk, Đắk Nông giảm 5.500 đồng/kg xuống 49.000 đ/kg. Giá tiêu tại Đồng Nai giảm 7.000 đồng/kg xuống 47.000 đồng/kg.

Trước đó 58 container hồ tiêu (trị giá khoảng 3 triệu USD) của 13 DN xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam mắc kẹt tại Nepal gần 3 tháng qua khi thị trường này đưa ra quy định cấm nhập khẩu hồ tiêu thiếu nhất quán đã đẩy các DN vào cảnh “đứng ngồi không yên”. 

Sau quá trình phối hợp nỗ lực từ cả phía cơ quan quản lý nhà nước và DN, theo thông tin mới nhất từ Bộ Công Thương, hiện Bộ Công Thương và vật tư Nepal đã có văn bản yêu cầu hải quan Nepal cho phép 58 container hồ tiêu đang mắc kẹt được tái xuất về nước.

Dù cuối cùng đã có tín hiệu khả quan hy vọng không mất trắng 3 triệu USD, tuy nhiên suốt thời gian qua, việc đeo đuổi vụ việc này cũng khiến các DN hồ tiêu Việt “thiệt đơn thiệt kép”.

Ông Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam phân tích, khủng hoảng giá thời gian gần đây là hệ quả của việc phát triền ồ ạt, thiếu quy hoạch trong những năm trước. Việc châu Âu gia tăng rào cản kỹ thuật như truy xuất nguồn gốc và hạ mức dư lượng của một số hoạt chất về ngưỡng phát hiện là khó khăn mà ngành hồ tiêu Việt Nam sẽ phải đối mặt.

Sầu riêng Ri 6 giá rẻ giật mình

Vốn là một trong số những loại quả đắt đỏ và được yêu thích, song sầu riêng đang rơi vào tình trạng rớt giá thảm hại, được bày bán đổ đống tại nhiều chợ, siêu thị với giá từ 40.000 - 50.000 đồng/kg. Chính vì thế nhiều bà nội trợ đã tranh thủ cơ hội có "1-0-2" này lùng mua sầu riêng về ăn cho thỏa cơn thèm.

Ghi nhận trên các tuyến đường tại TP.HCM, sầu riêng bày bán tràn lan trên vỉa hè với mức giá chỉ 30.000-70.000 đồng/kg.

Empty

Theo chia sẻ của tiểu thương, hầu hết sầu riêng đang được bán tại Hà Nội đều nhập từ hai nguồn chính là từ nhà vườn Bến Tre, Đồng Nai hoặc Lâm Đồng. Nguyên nhân sầu riêng có giá rẻ là do miền Tây bị hạn mặn, chất lượng không đều. Còn sầu riêng Đồng Nai hoặc Lâm Đồng có giá cũng nhỉnh hơn, từ 50.000 đồng/kg.

Empty

Dịch Covid-19 khiến các thị trường tiêu thụ trái cây của Việt Nam sụt giảm mạnh. Trong đó, thị trường chủ lực là Trung Quốc đóng cửa tiểu ngạch nên xuất khẩu sầu riêng nước ta gặp nhiều khó khăn.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), sầu riêng xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2020 chỉ đạt 18 triệu USD, giảm gần 88% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là mức giảm mạnh nhất trong các mặt hàng trái cây xuất khẩu của Việt Nam trong nửa đầu năm 2020.

Việt Nam sắp "soán ngôi" Thái Lan về xuất khẩu gạo

5 tháng đầu năm của Việt Nam đạt gần 2,9 triệu tấn và 1,41 tỷ USD, tăng 5,1% về khối lượng và tăng 18,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Thái Lan hiện xếp vị trí thứ 3 về xuất khẩu gạo sau Ấn Độ và Việt Nam.

Trong 5 tháng đầu năm, Thái Lan xuất khẩu 2,57 triệu tấn gạo, đạt giá trị 54,2 tỷ baht, giảm 31,9% về khối lượng và 13,2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Empty

Trong khi đó, số liệu từ Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho thấy tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm của Việt Nam đạt gần 2,9 triệu tấn và 1,41 tỷ USD, tăng 5,1% về khối lượng và tăng 18,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

Theo các chuyên gia, Thái Lan nhiều khả năng sẽ bị tụt từ vị trí thứ 3 xuống thứ 5 trong danh sách các nhà xuất khẩu gạo toàn cầu trong thập niên.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công