largeer

Share This Post

Diễn đàn thực phẩm

Vườn trà cổ ở Phú Hội hụt hơi vì thiếu vốn, Đồng Nai "rót" ngay 500 triệu cấp cứu

Nếu như trước kia ở Phú Hội có cả trăm ha trà cổ, thì nay do năng suất kém, giá thành rẻ cộng với sự xuất hiện của các khu công nghiệp, diện tích này càng thu hẹp, người dân hụt hơi do thiếu vốn. Để bảo tồn và gìn giữ vườn trà cổ có tuổi thọ hàng trăm năm, chính quyền và nông dân đã cùng nhau chung tay hồi sinh danh hiệu trà Phú Hội bằng cách “rót” 500 triệu đầu tư.

Trà Phú Hội – Đặc sản nức tiếng Đồng Nai

Nếu có dịp về xã Phú Hội (huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai), hỏi đến một loại đặc sản nơi đây thì ai cũng nhắc đến một thức uống nổi tiếng xưa nay đó là Trà Phú Hội. Dù nấu lá uống tươi hay uống trà đã sao, phơi khô cũng đều thơm ngon, đậm đà hơn hẳn trà ở nơi khác.

Trà Phú Hội khác hẳn so với trà Thái Nguyên mà chúng ta đã từng thưởng thức. Vị ngọt của trà Phú Hội không đậm gắt mà nhẹ nhàng, dịu mát. Lá trà tươi, khi hãm cho ra màu vàng xanh rất đẹp, uống ngọt hậu.

Ông Nguyễn Thái Ly - một nông dân trồng trà ở xã Phú Hội, Đồng Nai.

Ông Nguyễn Thái Ly - một nông dân trồng trà ở xã Phú Hội, Đồng Nai.

Theo ông Tư Nô (Trà Văn Pháp), một nông dân có 300 gốc trà, sở dĩ trà ở đây ngon và có đặc trưng riêng là do trồng trên gò cao, nơi có một mạch nước mà dân gọi là "mạch bà" chảy vắt qua, nên búp trà lên đều, ngọn mập, lá trà không bị héo kể cả mùa khô.

Một trong những yếu tố góp phần làm nên sự thơm ngon nức tiếng của Trà Phú Hội phải kể đến cách thu hoạch chế biến thủ công có từ bao đời nay của người dân nơi đây.

Trà Phú Hội muốn ngon phải sử dụng đọt tươi, cứ cách 10 ngày thì hái một lần, để héo, vò cho trà săn lại rồi tiếp tục phơi khô.

Từ xưa đến nay, những nhà vườn ở đây đều làm trà theo cách thủ công bởi họ cho rằng như vậy trà mới ngon vì giữ được vị thơm từ nắng, vị ngọt từ đất quê.

10 ngày thì hái lá, đọt một lần, nhưng phải biết kỹ thuật hái để cây trà phát triển, hái xong đem phơi lá và đọt, rồi vò phơi khô cho trà săn lại sau đó lựa lá, lá để riêng, đọt để riêng rồi bỏ vào chảo xào cho đến khi thơm mùi trà thì thôi.

Empty

Để cho trà tăng sự thơm ngon thì cho bông phật lài, lá ba ren trồng ở hàng rào, sắt nhỏ phơi héo bỏ vào ướp cho thấm với trà.  

Trà muốn mong phải được phơi dưới nắng, còn nếu mùa mưa phơi không được thì phải sấy tất nhiên là giảm độ ngon của trà.Từ lá trà xanh có thể tạo ra nhiều hương vị khác nhau bằng cách ướp thêm bông lài, lá ren. Cứ khoảng 4 - 5 ký búp xanh thì được 1 ký trà thành phẩm.

Trải qua biết bao thăng trầm, người dân Phú Hội vẫn một lòng thủy chung sâu sắc với trà.

Hàng trăm ha trà cổ có nguy cơ xóa xổ vì thiếu vốn

Ông Nguyễn Huy Sang – Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Hội cho biết, nguyên nhân là do trà từ miền Bắc vào, từ Tây Nguyên xuống, giá rẻ nên người trồng trà Phú Hội gặp khó.

Bên cạnh đó, khu công nghiệp và đô thị Nhơn Trạch phát triển mạnh, nên diện tích cây trà ngày càng teo tóp. Có lúc chỉ còn khoảng chục gia đình giữ vườn trà.

Theo khảo sát, hiện cả xã Phú Hội chỉ còn 7 ha vườn trà. Trong đó, ấp Đất Mới chiếm diện tích nhiều nhất, khoảng 3ha.

Empty

Ông Trà Văn Pháp ở ấp Đất Mới, xã Phú Hội là một trong số ít hộ còn giữ được vườn trà cổ thụ khoảng 80 tuổi với diện tích lớn. Theo lời ông Pháp, vườn trà của ông được trồng từ thời cha mình. Ngày ấy, vườn trước, vườn sau của ngôi nhà ông đang sinh sống hiện nay đều trồng trà và thu nhập chính của gia đình ông khi ấy là nhờ vào thu hoạch trà.

Thế rồi sau đó, trà các nơi đổ về với giá rất rẻ khiến trà Phú Hội cũng giảm giá theo. Không sống được với nghề trồng trà, nhiều hộ trong xã đã chặt gần hết vườn trà để chuyển sang trồng cây khác cho thu nhập cao hơn.

Trước tình trạng giống trà cổ đang có nguy cơ bị xóa xổ, người dân kém mặt mà do giá rẻ, năng suất thấp, chính quyền đã phải vào cuộc để giải cứu.

Ông Lê Hữu Thiện, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai cho biết, Hội đã hỗ trợ 500 triệu đồng cho Dự án khôi phục vườn trà cổ Phú Hội (xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai), từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh.

Hiện xã đã thành lập Tổ hợp tác (THT) trồng và kinh doanh trà Phú Hội. Tham gia THT này có 32 hộ thành viên. Tính đến nay, gần 20 hộ trong THT đã nhận vốn của dự án và đang bắt tay vào trồng mới, cải tạo lại cây trà cổ Phú Hội.

Thời gian tới, Hội Nông dân xã Phú Hội sẽ hướng dẫn thêm về kỹ thuật và tiếp tục hỗ trợ về vốn cho các hội viên còn lại trong THT trồng và chế biến trà.

Trải qua nhiều thăng trầm, cây trà Phú Hội được người tiêu dùng quay lại chọn lựa và coi như đây là một loại đặc sản quý, sẵn sàng chi ra hàng trăm ngàn đồng để mua 1 kg trà khô Phú Hội để thưởng thức.

Trà Phú Hội sau khi chế biến được tiểu thương thu gom bỏ mối tại TP Biên Hòa (Đồng Nai), TP HCM, hoặc xuất sang Trung Quốc… Hiện, mỗi ký trà có giá từ 500.000-600.000 đồng.

Vào dịp tết, nhu cầu nhiều nguồn hàng ít nên giá có khi tăng gấp đôi cũng không có hàng để bán. Ngoài bán trà, một số vườn cổ như nhà ông Pháp còn là địa điểm du lịch, ngoạn cảnh cho du khách trong và ngoài nước khi tới Nhơn Trạch.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công